Chỉ phẫu thuật tự tiêu là gì? Khi nào thì sử dụng chỉ tự tiêu?

Chỉ tự tiêu là chỉ dùng để khâu vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật, là loại chỉ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Điểm đặc biệt của chỉ tự tiêu là có khả năng tự tan trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy chỉ phẫu thuật tự tiêu là gì? Khi nào thì bạn nên sử dụng loại chỉ này? Để biết câu trả lời hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Chỉ tự tiêu là gì?

Chỉ tự tiêu là gì?

Hiện nay chỉ phẫu thuật tự tiêu là sản phẩm được tìm kiếm và sử dụng nhiều nhất hiện nay, mục đích của loại chỉ này chính là dùng để đóng kín miệng vết thương, vết mổ phẫu thuật. Điểm nổi bật của chỉ tự tiêu chính là có khả năng tự tiêu sau một khoảng thời gian nhất định, khi sử dụng chỉ này để khâu vết thương thì bạn sẽ không cần phải đi cắt, điều này vừa tiết kiệm nhiều thời gian mà vừa không cần phải đi kiểm tra nhiều lần.

Loại chỉ khâu y tế này được tạo ra từ các loại vật liệu tự nhiên, trong đó có protein từ động vật và polymer tổng hợp nên hoàn toàn an toàn cho người dùng. Chính vì điều này mà chỉ tự tiêu luôn là một trong những loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp.

Ngoài ra, nhờ những đặc điểm ưu việt mà loại chỉ này mang lại nên ngày càng có nhiều đơn vị bắt đầu tìm hiểu, kinh doanh loại chỉ này và đã gặt hái được rất nhiều thành tựu, một trong số đó có thể kể đến như là công ty chỉ phẫu thuật CPT Sutures,…

Phân loại chỉ tự tiêu

Phân loại chỉ tự tiêu

  • Simple catgut: Là loại chỉ tự tiêu điều tạo từ collagen trong ruột và huyết thanh của động vật, đây là loại chỉ có cấu tạo từ dạng đơn sợi cho nên thường dùng để khâu vết thương hay các vết rách sâu bên trong mô mềm cũng như trong phẫu thuật phụ khoa. Tuy nhiên, loại chỉ này lại không được sử dụng cho phẫu thuật thần kinh hay tim mạch và nếu không may khi sử dụng có những phản ứng phụ với chỉ phẫu thuật tự tiêu Simple thì nguy cơ để lại sẹo rất cao.
  • Chỉ Polydioxanone (chỉ PDO): Mặc dù đây là chỉ khâu đơn sợi nhưng vẫn được dùng trong các dạng vết thương mô mềm và trong phẫu thuật tim ở bệnh nhi.
  • Chỉ Poliglecaprone (MONOCRYL): Riêng với chỉ này thì sẽ được sử dụng để khâu vết thương ở vùng mô mềm, không dùng cho phẫu thuật thần kinh hay tim mạch. Thay vào đó thì chỉ polydioxanone sẽ được sử dụng cho các vết mổ ngoài da. 
  • Chỉ Polyglactin (Vicryl): Là chỉ tổng hợp dùng để khép miệng các vết rách ở tay hoặc trên mặt, đặc biệt là không sử dụng trong phẫu thuật thần kinh hoặc tim mạch. 

Trường hợp nào nên dùng chỉ phẫu thuật tự tiêu?

Có rất nhiều bạn thắc mắc không biết khi nào thi nên sử dụng chỉ tự tiêu. Ở phần này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn trường hợp nên dùng chỉ khâu tự tiêu nhé.

  • Nhổ răng khôn: Dùng để khâu vết thương ngay sau khi nhổ răng khôn để mô nướu trở về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, số lượng mũi khâu sẽ được dựa vào kích thước của vạt mô cũng như nhu cầu sử dụng của từng người.
  • Sinh mổ: Chỉ tự tiêu thường được sử dụng để khâu các vết mổ sau sinh. Điều này sẽ giúp sản phụ giảm đau tới 57%, đồng thời nó còn làm hạn chế các biến chứng so với khâu vết mổ bằng ghim.
  • Cắt bỏ khối u ở vú: Chỉ tự tiêu sẽ được dùng để thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ khối u ở vú, các mô xung quanh và hạch bạch huyết.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: Chỉ tự tiêu còn được sử dụng để khâu vết thương trong phẫu thuật thay khớp gối nhằm mục đích giảm sẹo, hạn chế biến chứng, sau 6 tháng thì chỉ sẽ tự biến mất hoàn toàn.

Sau bao lâu thì chỉ phẫu thuật tự tiêu tự tan biến?

Sau bao lâu thì chỉ phẫu thuật tự tiêu tự tan biến?

Thời gian để chỉ có tự tiêu sau khi khâu vết thương nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào vật liệu của loại chỉ đó, yếu tố xung quanh và chỉ tự tiêu đó là loại chỉ nào nữa. Thông thường chỉ tự tiêu sẽ mất từ 1 đến 14 ngày để tiêu hết. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chỉ sẽ mất khoảng vài tháng thì mới có thể biến mất hoàn toàn.

Dấu hiệu vết khâu nhiễm trùng khi dùng chỉ phẫu thuật tự tiêu

Nếu bạn không biết cách chăm sóc vết thương thì sẽ khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, chính vì thế mà trong quá trình chăm sóc thì bạn phải thật cẩn thận, tham khảo ý kiến từ bác sĩ ( người phụ trách phẫu thuật). Dưới đây là một số trường hợp nhiễm trùng, nếu như bạn gặp một trong các tình trạng trên thì bạn hãy thăm khám và điều trị ngay nhé.

  • Sốt
  • Bị sưng đỏ xung quanh vết thương
  • Xuất hiện các cơn đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần
  • Chảy máu hoặc có mủ ở vết khâu
  • Vết khâu xuất hiện mùi hôi.

Hướng dẫn cách chăm sóc vết thương khâu bằng chỉ phẫu thuật tự tiêu

Hướng dẫn cách chăm sóc vết thương khâu bằng chỉ phẫu thuật tự tiêu

Hầu hết, khi đóng vết thương sau 24 giờ là bạn hoàn toàn có thể vệ sinh và tắm rửa nhẹ nhàng, nhưng dù là vậy, bạn tuyệt đối không được ngâm mình trong bồn tắm, tránh làm ảnh hưởng tới vết thương. Vậy chăm sóc vết thương sau khi khâu chỉ tự tiêu như thế nào là đúng? Hãy tham khảo một số cách sau đây nhé:

  • Tiến hành thay băng gạc, điều này giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Vệ sinh và tắm rửa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
  • Tiến hành vỗ nhẹ vào vùng vết thương cho khô nhanh sau khi tắm
  • Giữ cho vết thương luôn được khô ráo và sạch sẽ
  • Không được phép tự dùng băng, gạc không rõ nguồn gốc lên vết thương khi bác sĩ không cho phép
  • Không bôi xà phòng trực tiếp lên vết thương
  • Tuyệt đối không bơi lội hay tắm bồn cho tới khi vết thương lành hẳn
  • Tránh hoạt động mạnh vì nó sẽ làm căng vết thương
  • Nên mặc quần áo vừa vặn, thoáng mát và dễ hoạt động tránh cọ xát vết thương
  • Rửa thay và sát trùng trước khi thay băng và khi chạm vào vết thương. 

Kết luận

Như những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì chỉ phẫu thuật tự tiêu có khả năng biến mất trong một thời gian, để không để lại sẹo xấu hay nhiễm trùng thì bạn cần phải chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhằm giúp vết thương nhanh lành, hạn chế nhiễm trùng vết thương. Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.